Trong đó, 2 ngành có tổng dư nợ bị ảnh hưởng hơn 1 triệu tỷ đồng là công nghiệp chế biến, chế tạo (520.000 tỷ đồng), kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng (548.000 tỷ đồng). Một số lĩnh vực khác có dư nợ lớn là nông, lâm nghiệp; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt may; xi măng; BOT, BT giao thông; vận tải; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch; kinh doanh bất động sản.

Không chỉ doanh nghiệp, khá nhiều gia đình gặp khó khăn do dịch Covid-19 gây ra (mất việc làm, thu nhập giảm sút…) không có khả năng thanh toán tiền gốc và lãi đến hạn đối với khoản vay mua căn hộ trả góp. Tương tự là nhóm tiểu thương buôn bán hàng ngày ở chợ, trung tâm thương mại… thậm chí mất khả năng thanh toán với ngân hàng khi mọi hoạt động dừng lại đột ngột.

Nợ xấu tăng, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 còn làm giảm tỷ lệ NIM do lợi suất tài sản giảm nhiều hơn chi phí vốn. Nguyên do bởi ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay mới để thúc đẩy tín dụng trong bối cảnh nhu cầu thấp. Đồng thời, việc ngân hàng miễn giảm lãi đối với các khoản nợ hiện hữu nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp dẫn tới việc thoái thu nhập lãi, do đó làm giảm thu nhập từ hoạt động này.

Cụ thể, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất từ 1% – 2%. Do mức độ điều chỉnh giảm của lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động, NIM được dự báo sẽ đi xuống trong năm 2020. Bên cạnh đó, việc miễn giảm lãi vay sẽ tạo thêm áp lực cho NIM. Quả vậy, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết, năm 2020, NIM của Ngân hàng sẽ mỏng hơn các năm trước do chia sẻ khó khăn với khách hàng trong đại dịch Covid-19 liên quan đến việc giảm lãi suất cho vay, trong khi đó, lãi suất huy động chưa giảm ngay được.

TPBank - sự thận trọng cần thiết trong 2020 - Ảnh 1.

Previous post MC Quang Minh khoe không gian ăn cơm sang như nhà hàng, tiết lộ việc mà các thành viên trong gia đình đều làm trước bữa cơm
Next post Các dự án chậm triển khai tại Hà Nội sẽ bị “xướng danh” 6 tháng 1 lần